Gần đây, các vấn đề liên quan tới việc tăng thuế trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) hay những thay đổi về điều kiện kinh doanh BĐS cũng như các mức phạt vi phạm đối với môi giới… đang trở thành chủ đề nóng được nhiều người quan tâm. Vậy những sự thay đổi đó sẽ có tác động gì tới thị trường nói chung cũng như doanh nghiệp và các nhà môi giới nói riêng?

Từ năm 2014 đến nay, thị trường bất động sản đã trải qua rất nhiều đợt sốt đất, những biến động của thị trường này luôn thu hút sự quan tâm không chỉ của riêng nhà đầu tư mà cả xã hội bởi nó có tác động sâu rộng đến rất nhiều ngành nghề cũng như các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.

Hiện tượng sốt đất đã và đang diễn ra ở nhiều khu vực trong những năm qua

Hiện tượng sốt đất đã và đang diễn ra ở nhiều khu vực trong những năm qua (Nguồn ảnh: Internet)

Giải thích cho việc có những cơn sốt đất nói trên, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản cho biết hầu hết nguyên nhân gây ra biến động lớn của thị trường đều do tình trạng đầu cơ, thổi giá, mua đi bán lại ở thị trường chuyển nhượng thứ cấp. Bên cạnh việc mua đi bán lại thì giá bất động sản cũng đã và đang chịu tác động từ rất nhiều yếu tố như: kinh tế vĩ mô, cung cầu mất cân bằng…

Chứng kiến sự biến động giá không ngừng của thị trường bất động sản, gần đây các cơ quan ban ngành đã đưa việc đánh thuế và xem xét thu thuế tài sản vào “tầm ngắm”. Trên thực tế, việc thu thuế bất động sản đã được các nước áp dụng từ lâu và có nhiều phương pháp cũng như cách tính khác nhau, tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn là nội dung mới, còn nhiều khái niệm, quy chuẩn cần được làm rõ.

Mặc dù việc áp thuế này mới là chỉ là văn bản đang được lấy ý kiến, chưa phải là đề xuất hay dự thảo nhưng thông tin này cũng đã ảnh hưởng nhất định tới thị trường. Đa phần các CĐT, doanh nghiệp môi giới, đơn vị phát triển BĐS đều nhận định rằng việc áp dụng thuế tài sản sẽ tạo sự minh bạch cho thị trường nhưng cũng tác động không nhỏ đến chính sách giá. Cũng có nhiều người bày tỏ lo ngại, nếu thêm loại thuế này sẽ đẩy giá nhà ở tăng cao, cơ hội sở hữu nhà ở của người dân sẽ càng thêm khó.

Thuế đang là một vấn đề được nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp, môi giới quan tâm rất nhiều

Thuế đang là một vấn đề được nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp, môi giới quan tâm rất nhiều (Nguồn ảnh: Internet)

Không chỉ có những xem xét về thuế, ngay từ đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định mới nhằm siết chặt các các hoạt động liên quan tới BĐS thị trường bất động sản nói chung cũng như doanh nghiệp, nhà môi giới nói riêng, giúp thị trường phát triển theo hướng minh bạch hơn. Theo đó, khi Nghị định 02/2022/NĐ-CP có hiệu lực, các doanh nghiệp BĐS sẽ phải công khai minh bạch toàn bộ các thông tin cơ bản về doanh nghiệp. Không chỉ vậy khi ký kết giao dịch, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng các mẫu hợp đồng chung, điều này sẽ giúp các hợp đồng sử dụng trong hoạt động kinh doanh bất động sản đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

Ngoài Nghị định 02 thì Nghị định 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/01/2022 cũng đề ra nhiều mức phạt mạnh đối với việc kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp cũng như môi giới, cao nhất lên đến 1 tỷ đồng đối với doanh nghiệp và 250 triệu đồng đối với môi giới cá nhân. Mức phạt này đều đã tăng gấp đôi, thậm chí tăng lên gấp 6 lần. Việc tăng mạnh mức phạt của Nghị định 16 cho thấy động thái mạnh mẽ của Chính phủ trong việc siết chặt quản lý đối với thị trường bất động sản, nhằm hạn chế vị phạm, đảm bảo quyền lợi của người mua.

Tuy được đánh giá là tích cực đối với thị trường bất động sản nhưng khi đứng ở góc độ là của các nhà môi giới, doanh nghiệp đang là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách mới, họ sẽ cần phải tiếp cận và áp dụng như thế nào để hoạt động kinh doanh vừa diễn ra theo đúng quy định, vừa mang lại hiệu quả cao?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *